Bài viết

Giới thiệu chung | Drupal

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Văn Quan là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 45 km (theo trục đường QL 1B) Có vị trí toạ độ địa lý: Từ 21044’ đến 22000’ vĩ độ Bắc và từ 106024’ đến 106043’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng

Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng

Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn

Phía Tây giáp huyện Bình Gia và Bắc Sơn.

Địa hình: Văn Quan thuộc vùng núi trung bình của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình khoảng 400m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc gây khó khăn đến quá trình sản xuất và đi lại của Nhân dân trong huyện, nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

Khí hậu: Khí hậu Văn Quan chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 21,20C. Độ ẩm không khí bình quân: 82,5%. Lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm. Do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Huyện Văn Quan ít bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây trồng dài ngày. Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm là 1.466 giờ rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên nước

Văn Quan có hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố khá đồng đều, đặc biệt có sông Kỳ Cùng chảy qua các xã: Khánh Khê, Văn An, Song Giang, có chiều dài khoảng 35km; sông Môpja chảy qua các xã: Lương Năng, Tú Xuyên, Thị trấn Văn Quan, xã Vĩnh Lại, xã Song Giang…với chiều dài hơn 50km, ngoài ra còn có một số con suối khác chảy qua các xã trong huyện. Với địa hình bát úp, các hợp thủy và nhiều thung lũng nhỏ, huyện Văn Quan đã tiến hành xây dựng được hệ thống các hồ, đập dự trữ nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản như: Đập Bản Quyền, Hồ Bản Nầng, hồ Suối Mơ,…

Nhìn chung, huyện Văn Quan có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú. Theo đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước và chất lượng nguồn nước qua các cơ quan chức năng thử nghiệm, đánh giá thì chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm của huyện Văn Quan khá tốt và nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của TCVN 5942-1995.

Tài nguyên đất đai

Theo đánh giá hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Quan tính đến năm 2017 thì tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 54.755,9 ha. Huyện Văn Quan có những vùng núi đất và núi đá vôi xem kẽ, diện tích núi đá có 5.218,4 ha; diện tích núi đất có 49.537,5 ha. Đất của Văn Quan thuộc loại địa hình bằng và sườn thoải (51,0% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 150). Cụ thể diện tích các loại đất như sau:

Đất Nông nghiệp: 45.559,7 ha.

Đất phi Nông nghiệp: 2.741,4 ha.

Đất ở đô thị: 43,9 ha.

Đất ở nông thôn: 596,7 ha.

Đất chưa sử dụng: 6.454,8 ha.

Đánh giá chung các loại đất đồi núi của Văn Quan thuộc loại đất tương đối màu mỡ, đa số đất có tầng dày trên 50 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá. Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện chủ yếu là: Đất feralit nâu đỏ và màu vàng phát triển trên đá vôi hoặc bồn địa phù sa Đây là tiềm năng và cũng là thế mạnh để phát triển lâm nghiệp, phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như: hoa quả, thảo dược,…

Tài nguyên rừng

Năm 2017, tổng diện tích đất có rừng của huyện Văn Quan là 36.759,1 ha, chiếm 67,13% tổng diện tích tự nhiên. Tỷ lệ che phủ của rừng năm 2017 đạt 459,2%. Trong đó: Đất rừng sản xuất là 27.825,3 ha; đất rừng phòng hộ là 7.844,65 ha; đất rừng đặc dụng là 1.089,2 ha.

Rừng là nguồn tài nguyên chiêm ưu thế của huyện. Đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Tổ thành loài chủ yếu ở rừng núi đất là: Sau sau, Sơn ta, Dẻ, Thẩu tấu, Thành ngạnh… Tổ thành chủ yếu ở rừng núi đá là: Mạy tèo, Sảng Nhung, Đinh thối và một số cây Trai lý, Gụ, Nghiến. Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Bạch đàn, keo, thông… Đặc biệt, cây Hồi là cây thế mạnh của Huyện. Năm 2017 diện tích Hồi đạt 12.527ha, sản lượng Hồi tươi đạt 22.000 tấn.

Hệ động vật rừng mang tích đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc, tuy nhiên chất lượng và số lượng đã bị suy giảm mạnh, các loại thú lớn như: Hổ, Gấu không còn thấy xuất hiện. Hiện nay, tổ thành loài chủ yếu là các loại thú nhỏ như: Cầy hương, Cầy bay, Khỉ, Hươu và một số ít Lợn rừng…

Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện Văn Quan tuy không phong phú nhưng với sự phân bố của một số loại khoáng sản trên địa bàn huyện cũng đã tạo điều kiện cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển. Hiện nay, trên địa bàn huyện có: 02 điểm quặng Barit tại Bản Háu, Nà Chanh – xã Tràng Phái với trữ lượng khoảng 166.000 tấn; một số điểm quặng Bôxit tại xã Tràng Phái, xã Tân Đoàn, xã Tri Lễ, xã Tú Xuyên; một số mỏ đá ốp lát tại xã Tân Đoàn, xã Tràng Phái, Yên Phúc, Văn An…và có nhiều mỏ đá vôi phân bố dọc các tuyến quốc lộ 1B, 279 và tỉnh lộ 240.

Tài nguyên du lịch

Huyện Văn Quan với địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ cộng với hệ thống sông ngòi tương đối phong phú nên đã hình thành những hang động và hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên. Hơn nữa, huyện Văn Quan là mảnh đất mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Tày – Nùng với những phong tục tập quán tốt đẹp; loại hình dân ca, dân vũ phong phú; lễ hội truyền thống đặc sắc… Huyện Văn Quan có 12 di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng các cấp. Với những điều kiện đó, nếu được đầu tư khai thác thì huyện Văn Quan sẽ trở thành điểm đến tham quan của khách du lịch với các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

2. Điều kiện kinh tế – xã hội

2.1. Điều kiện kinh tế

Dân số, đặc điểm dân tộc

Văn Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, thành phần dân tộc gồm: Tày, Nùng, Kinh, Hoa. Theo kết quả thống kê của Chi Cục Thống kê, dân số của huyện Văn Quan năm 2017 là 56.413 người, trong đó: nữ là 28.197 người (chiếm 50%), nam là 28.216 người; dân số thành thị 4.627 người (chiếm gần 8,2%), dân số nông thôn là 51.786 người. Mật độ dân số 103,2 người/km2. Năm 2017, Văn Quan có 14.545 hộ, trong đó nhân khẩu nông nghiệp có 51.786 người (chiếm 91,8%), còn lại là nhân khẩu phi nông nghiệp. Dân cư phân bố chủ yếu dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các trung tâm thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, các điểm chợ…

Mạng lưới giao thông

Trong những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, qua các nguồn và hình thức đầu tư, hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã trên địa bàn được cải thiện đáng kể, số xã có đường giao thông đến trung tâm xã đi lại được 4 mùa là 20/24 xã, thị trấn. Chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn, đường ngõ xóm được triển khai thuận lợi, với cơ chế nhà nước cấp xi măng, ống cống, nhân dân đóng góp vật liệu, ngày công đã thực hiện trên địa bàn nhiều xã.

Tuyến Quốc lộ: Huyện Văn Quan có 2 quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 1B và Quốc lộ 279. Tổng chiều dài quốc lộ đi qua địa bàn huyện là 50 km.

Tuyến Tỉnh lộ:Toàn huyện có 6 tuyến tỉnh lộ. Cụ thể như sau:

– Tuyến tỉnh lộ 240 (Ba Xã – Chợ Bãi) có chiều dài 9,6 km.

– Tuyến tỉnh lộ ĐT 240A (Bản Giềng – Đèo Cướm) có chiều dài 12 km.

– Tuyến tỉnh lộ 232 (Na Sầm – Vĩnh Lại ) có chiều dài 29 km, trong đó phần đi qua địa bàn huyện dài 18 km.

– Tuyến tỉnh lộ ĐT 239 (Pác Ve – Điềm He ) có chiều dài 23,4 km, trong đó phần đi qua địa bàn huyện dài 20 Km.

– Tuyến tỉnh lộ 235B (Khánh Khê – Bản Loỏng) có chiều dài 15 km, trong đó phần đi qua địa bàn huyện dài 11,5 Km.

– Đường Tu Đồn – Hoà Bình – Bình La – Gia Miễn. Điểm đầu tại km30+500 QL 1B, điểm cuối giáp với xã Bình La, chiều dài 12km. Đoạn Tu Đồn – Hoà Bình dài 5,3km.

Tuyến Huyện lộ và đường nội thị:Tại huyện Văn Quan có 8 tuyến đường huyện, gồm:

– Đường Bản Làn – Tràng Các có chiều dài tuyến là 16 km.

– Đường Việt Yên – Phú Mỹ có chiều dài tuyến là 3,0 km.

– Tuyến đường Điềm He – Song Giang có chiều dài tuyến 5,0 km.

– Tuyến đường Thị Trấn – Pác Kéo có chiều dài tuyến 10 km.

– Đường Vĩnh Lại – Pác Kéo có chiều dài tuyến 8,0 km.

– Đường Nà Thang – Pá Hà có chiều dài tuyến 12 km.

– Đường Tân Đoàn – Tràng Sơn có chiều dài tuyến 8 km.

– Đường Tri Lễ – Hữu Lễ có chiều dài tuyến là 6,0 km.

Hệ thống thủy lợi

Toàn huyện có 370 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có: 21 ao hồ, 326 đập dâng, mương tự chảy, 23 trạm bơm. Tổng diện tích tưới theo thiết kế của các công trình thủy lợi là 2.320 ha, diện tích tưới thực tế đạt 2.723,2 ha (đạt 117,38% thiết kế). Tổng chiều dài tuyến mương là 626.058m, trong đó: Mương đã được kiên cố hóa 437.894m (2017), mương đất chưa được kiên cố 192.844m.

Hệ thống điện

Mạng lưới điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân được quan tâm đầu tư. Đến nay có 100% số xã, thị trấn trên địa bàn huyện có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt trên 98%. Tổng sản lượng điện tiêu thụ bình quân năm 2017 là 17.536,915 Kwh/năm chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt chiếm trên 70 % còn lại là công nghiệp xây dựng, nhà hàng…, điện phục vụ sản xuất kinh doanh công nghiệp TTCN chỉ chiếm 10%/năm.

Mạng lưới Bưu chính, viễn thông

Mạng lưới bưu chính của huyện gồm có 01 bưu cục cấp 2; 02 bưu cục cấp 3 và có 19 điểm bưu điện văn hóa xã, bán kính phục vụ bình quân 2,98 km (chỉ tiêu chung của cả nước là 2,37 km). Số dân phục vụ bình quân là 2.498 người/1 điểm phục vụ (mức bình quân chung của cả nước 4.332 người/1 điểm phục vụ). Có 24/24 xã, thị trấn có báo đến trong ngày. Mạng Bưu chính viễn thông rộng khắp, hiện tại các dịch vụ Bưu chính phổ cập đã được phục vụ đến tất cả các xã.

Dịch vụ điện thoại cố định: Từ năm 2005 100% số xã có điện thoại; mạng điện thoại di động đã phủ sóng di động tới 24/24 xã, thị trấn trong huyện. Năm 2017, tổng số thuê bao cố định trên toàn huyện là trên 500 máy.

Mạng Internet tại huyện Văn Quan chủ yếu là do bưu điện tỉnh cung cấp, ngoài ra còn có sự tham gia của các doanh nghiệp khác như Viettel, EVN. Tính đến nay, tổng số thuê bao Internet trên địa bàn huyện là trên 3000 thuê bao.

Hệ thống chợ

Trên địa bàn huyện hiện có 8 điểm chợ chính gồm: Chợ trung tâm thị trấn Văn Quan, chợ Ba Xã – xã Tân Đoàn, Chợ Bãi – xã Yên Phúc, chợ Bản Châu – xã Tri Lễ, chợ Điềm He – xã Văn An, chợ Lương Năng – xã Lương Năng, chợ Khánh Khê – xã Khánh Khê, chợ Phai Khang – xã Vân Mộng. Nhìn chung, mạng lưới chợ cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hoá của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên diện tích xây dựng giữa các chợ không đồng đều, một số chợ có diện tích còn nhỏ hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu mua – bán của người dân; cơ sở hạ tầng của các chợ chưa được đầu tư, chủ yếu chợ họp tạm ngoài trời.

2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội

Cơ sở hạ tầng ngành giáo dục

Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được phát triển cả về quy mô và chất lượng. Mạng lưới trường học được phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện. Năm học 2017-2018: có 63 trường, 582 lớp với 12.761 học sinh. Cơ sở vật chất cho dạy và học được tăng cường đầu tư, đến năm 2017 tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố chiếm trên 90%, không có phòng học 2 ca. Thiết bị dạy học được trang bị mỗi khối lớp ít nhất là 01 bộ, sử dụng có hiệu quả đáp ứng cho việc dạy và học. Nhà công vụ cho giáo viên được tăng cường xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho giáo viên..

Cơ sở hạ tầng ngành y tế

Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và tăng cường cả về trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế. Cả huyện có 25 cơ sở y tế: Bệnh viện đa khoa huyện đã được đầu tư xây dựng với quy mô trên 70 giường bệnh và đưa vào sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị như: máy chụp X quang, máy siêu âm, gây mê… Ngoài ra còn có 3 phòng khám đa khoa ở khu vực (Điềm He, Tân Đoàn, Yên Phúc). Trạm Y tế các xã, thị trấn cũng được đầu tư từ nguồn vốn Chính phủ, đến năm 2003 tất cả 24/24 xã, thị trấn đều có trạm và bố trí đủ các phòng chức năng theo phân tuyến và hoạt động có hiệu quả, trang thiết bị được cung cấp khá đầy đủ.

Cơ sở hạ tầng ngành văn hóa

Thiết chế ở cấp huyện gồm: Trung tâm Văn hoá – Thể thao và Truyền thông huyện; Thư viện huyện; sân vận động huyện. Thiết chế ở cơ sở gồm: Hiện nay, toàn huyện có 05 nhà văn hóa xã, 188 nhà văn hóa thôn, phố; 02 thư viện xã; 19 sân, nhà tập thể thao do cấp xã quản lý. Nhìn chung, hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao từ huyện đến cơ sở đang từng bước được đầu tư xây dựng, hoàn thiện; được tổ chức quản lý, hoạt động ngày một hiệu quả.

Hệ thống các di tích và danh lam thắng cảnh

Di sản do thiên nhiên và lịch sử để lại đó là hệ thống các di tích và danh lam thắng cảnh có giá trị về lịch sử và văn hoá. Hiện nay, toàn huyện có 12 di tích đã được các cấp có thẩm quyền xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa bao gồm:

Di tích Nhà lưu niệm đồng chí Lương Văn Tri (thôn Bản Hẻo, xã Trấn Ninh) là di tích lịch sử cấp Quốc gia (Theo Quyết định số 2233/1995/ QĐ- BVH-TT ngày 6 tháng 6 năm 1995 của bộ Văn Hóa và Thông tin về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia).

11 di tích lịch sử – văn hóa (Theo Quyết định số 41/2002/QĐ-UB ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc xếp hạng di tích cấp tỉnh đợt I năm 2002), gồm các di tích sau :

1. Cầu đá – Bia đá, xã Xuân Mai (Di tích lịch sử)

2. Hang Rộc Mạ, xã Xuân Mai (Di tích lịch sử khảo cổ)

3. Hang Quốc Phòng, xã Vĩnh Lại (Di tích lịch sử)

4. Hang Pác Ả- Kéo vãng, xã Vĩnh Lại (Di tích khảo cổ)

5. Bãi đất Khun Nặm, xã Bình Phúc (Di tích lịch sử)

6. Đồi Pò Gianh, xã Tân Đoàn (Di tích lịch sử)

7. Hang Bà Đầm, Ba Xã, xã tân Đoàn (Di tích khảo cổ )

8. Lũng Yêm, xã Tân Đoàn (Di tích khảo cổ)

9. Hang Phia Thình, xã Tân Đoàn (Di tích khảo cổ)

10. Hang Bản Háu, xã Tràng Phái (Di tích lịch sử )

11. Hang Ngườm Thắm, xã Tràng Phái (Di tích khảo cổ).

Back to top button
Cadami | Stick War Legacy hack | kubet | Lucky88 | Minecraft 1.20 | ceds.edu.vn | Luck8