Bài viết

Tê giác (sừng): Vị thuốc quý có nhiều công dụng

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Tê giác.

Tên khác: Tê giác một sừng; Tê ngưu giác.

Tên khoa học: Rhinoceros unicornis L hoặc Rhinoceros sondaicus Desmarest. Đây là loài động vật quý hiếm, đã được đưa vào sách đỏ thuộc họ Rhinocerotidae.

Đặc điểm tự nhiên

Rhinoceros sondaicus Desmarest – Tê giác nhỏ một sừng là loài động vật thô to. Con đực cao khoảng 1,7m và con cái khoảng 1,6m tính từ phần vai. Tê giác nặng trên 1.000kg, thân dài khoảng 3,6m. Trên mũi có một sừng dài 25cm, có thể lên đến 39cm, đôi khi con cái không có sừng. Da tê giác một sừng có màu xám thẫm, nhẵn không sùi mấu, có các rãnh nhỏ chia thành đĩa nhỏ nhiều cạnh. Bề mặt da có nếp gấp, chia phần thân thành nhiều mảnh giáp; nếp trước đùi cùng với nếp trước và sau vai kéo dài qua lưng; nếp gáy ít phát triển.

Tê giác Ấn Độ – Rhinoceros unicornis L. to và nặng hơn so với Tê giác một sừng. Toàn thân nhẵn, trừ phần đuôi và có lông. Sừng của loài này cũng to và dài hơn.

Dược liệu dài 20 – 25cm; hình chuỳ hơi có cạnh hoặc tròn, đầy tù hoặc nhọn, hơi xiên; màu đen và nhạt dần về bên sưới. Đế sừng lồi lõm không đều, có răng cưa nhỏ gọi là “mã nha biên”. Ở phần giữa xung quanh mã nha có những vân dọc và gai cứng thẳng chưa được gọt hết gọi là “cương mao”. Đầu sừng nhỏm nhẵn bóng, mặt trước sừng có một rãnh dọc dài khoảng 12 – 16cm, phía dưới có một u lồi cao 4cm, dài khoảng 8cm, gọi là “địa cương”. Đế sừng to, hình tròn dài, phía sau rộng hình mai rùa, phía trước hẹp; rộng 12 – 16cm, dài 16 – 24cm; màu nâu đen hoặc xám đen và nhạt dần về phía ngoài thành vàng xám hoặc nâu xám. Đáy sừng lõm sâu khoảng 0,4 – 0,8cm, có nhiều chấm tròn gọi là “sa dê”. Chất sừng nặng và cứng, thớ dọc đều và không có thớ ngang nên chỉ có thể chẻ dọc.

Mặt bên trong của hiến sừng đã chẻ có màu trắng xám, có những đường chỉ nhỏ ngắn hoặc lấm tấm như hạt vừng. Sừng tốt không nứt, sa dê to tròn, có màu đen bóng và mùi thơm nhẹ.

Phân bố, thu hái, chế biến

Tê giác là loài đặc hữu của châu Phi và châu Á, tuy nhiên số lượng hiện nay không nhiều như các loài động vật khác.

Tại châu Á, Tê giác phân bố ở Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Indonesia; trong những khu rừng nhiệt đới rậm rạp, những vùng hiểm trở, cạnh sông suối, đầm lầy vì đặc tính thích đắm mình trong bùn. Thức ăn của Tê giác chủ yếu là quả non, cành non, lá non, măng tre, măng nứa, củ rễ. Tê giác sống đơn độc, con đực và con cái chỉ cặp đôi vào mùa sinh sản; khoảng 3 – 4 năm mới đẻ một lứa và mỗi lứa chỉ có một con non.

Thu hoạch và chế biến: Người ta thu hoạch sừng Tê giác bằng cách tách lớp da dày khỏi xương mũi, sau đó cạo sạch gai cứng và màng ở phần đế.

Bộ phận sử dụng

Sừng Tê giác.

Back to top button
https://cadami.vn/thiet-ke-website.html | ku88 | 9bet | rongbachkim | tải sunwin