Bài viết

Rắn Trun Có Độc Không? Những Đặc Điểm Về Loài Rắn Trun

Dân chơi thú kiểng hiện nay đang không ngừng săn lùng những loài vật nuôi có ngoại hình độc dị, có một không hai. Một trong số đó chính là rắn trun. Loài rắn này được cho là có tới “hai đầu” và nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều anh em chơi kiểng. Vậy loài rắn trun có độc không? Hãy cùng tìm hiểu về sự độc đáo và khác biệt thú ở loài vật này thông qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu thông tin chung về loài rắn trun

Rắn trun có tên gọi khoa học là Cylindrophis ruffus. Đây là một loài rắn nằm trong họ Cylindrophiidae. Chúng được tìm thấy nhiều ở các nước như Lào, Myanmar, Campuchia và miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, loài vật này chủ yếu tập trung nhiều ở phía Nam, nhất là khu vực Tây Nam Bộ.

Mặc dù rắn trun được cho là loài vật khá phổ biến. Nhưng chúng có đặc tính cực kì nhút nhát nên rất hiếm khi bắt gặp. Hiện nay, số lượng cá thể của loài rắn này trên thị trường cũng không nhiều. Một phần do chúng đã trở thành mồi nhậu “hot” trong nhiều hàng quán. Cánh đại gia cũng như dân chơi kiểng thường phải rình rập và chớp giật mọi cơ hội mới có thể sở hữu loại thú cưng này.

Đặc điểm ngoại hình của loài rắn trun

Rắn trun là loài động vật có kích thước trung bình. Những con trưởng thành chỉ đạt chiều dài từ 80 cho đến 85cm. Trên thân rắn trun có hàng vảy nhỏ và mịn, được xếp thành 19 – 23 hàng, dọc theo chiều dài của thân. Vảy bụng thường có kích thước rộng với những họa tiết đẹp mắt.

Màu sắc thường thấy nhất ở chúng là màu đen kết hợp với các vòng màu vàng. Một số con đặc biệt sở hữu vòng trắng hoặc đỏ nằm so le, tạo thành các vân đốm nổi bật trên thân. Trong nhiều trường hợp, loài rắn này còn có thêm các sọc màu trên lưng hoặc liền với thân bụng khá lạ mắt. Đặc điểm chính để có thể nhận biết loài rắn này một cách chính xác là phần đầu chủ yếu có màu xám. Miệng và họng sẽ mang màu vàng nhạt.

rắn trun có độc không, rắn trun đĩa có độc không, rắn trun việt nam, rắn trun độc không, rắn trun có độc hay không, hình ảnh rắn trun, rắn trun 2 đầu, rắn trun làm gì ngon, cách làm rắn trun xào lá cách

Đầu rắn trun nhỏ nhọn, thân hình trụ tròn và bóng mượt. Sở dĩ chúng được cho là rắn hai đầu bởi vì chiếc đuôi có cấu tạo vô cùng độc đáo. Trong nhiều hoàn cảnh, đuôi chúng có khả năng móc vào, bẹt lại và cong như hình lưỡi câu. Mục đích chính là để biến hóa đe dọa hoặc khiến kẻ thù bị nhầm lẫn đây là chiếc đầu thứ hai của chúng.

Đặc tính sinh sống của loài rắn trun

Không khác các loại rắn thông thường khác, rắn trun Việt Nam chủ yếu sinh sống tại các vùng đầm lầy hay các vùng có cây cối rậm rạp. Chúng là một trong những loài rắn ưa nước. Do vậy, con người phải cẩn thận khi đến các khu vực đầm lầy rậm rạp.

Rắn trun kiếm ăn vào ban ngày. Thức ăn chủ yếu của chúng chính là các loại động vật như: ếch, cá, nhái,.. Thời gian sinh sản của chúng là vào mùa mưa. Lúc này, chúng ta sẽ có thể dễ dàng bắt gặp trứng hay nhiều rắn con có kích thước nhỏ.

Rắn trun có độc không?

Thực tế, do màu sắc độc đáo của rắn trun mà người ta rất dễ nhầm lẫn chúng với các loài rắn độc. Đặc biệt, nhờ sở hữu các khoang màu trắng đen mà rắn trun trông rất giống với loài rắn cạp nong cạp nia mang độc.

Tuy nhiên, rắn trun lại là loài rắn lành và không có nọc độc. Chúng được đánh giá là loài có rắn có đặc tính ngoan hiền, có xu hướng thích sống chui rúc và không gây hại cho con người. Cũng chính lý do này mà loài vật này dần trở thành thú vui mới của các đại gia.

rắn trun có độc không, rắn trun đĩa có độc không, rắn trun việt nam, rắn trun độc không, rắn trun có độc hay không, hình ảnh rắn trun, rắn trun 2 đầu, rắn trun làm gì ngon, cách làm rắn trun xào lá cách

Mặc dù vậy, đuôi rắn lại có thể tiết ra một loại chất dịch màu trắng. Đây là cơ chế bảo vệ chúng khỏi những động vật khác dưới nước. Đối với con người, rắn trun không tấn công trực tiếp và không phải là con mồi mà chúng hướng đến. Thế nhưng nếu như có tác động mạnh đến chúng thì có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng con người.

Rắn trun nên chế biến món gì?

Đối với rắn trun Việt Nam nói riêng cũng như các loại rắn khác nói chung, việc sử dụng chúng làm thức ăn dần trở nên rất phổ biến. Đây cũng trở thành một trong những món ăn đặc sản ở nước ta, đặc biệt là tại các vùng núi.

Chúng ta có thể chế biến rắn trun thành những món chính cơ bản như:

  • Món rắn trun xào với lá cách: Món ăn này có công dụng hỗ trợ chữa bệnh xương khớp. Chúng ta cần tiến hành băm nhuyễn các loại nguyên vật liệu để chúng thấm gia vị nhanh hơn. Trong quá trình đảo cũng phải thực hiện thật đều tay.
  • Món dồi rắn trun: Đây cũng là một món hấp dẫn mà dân nhậu không thể bỏ qua.
  • Món rắn trun hầm sả: Hòa quyện với hương thơm của xả sẽ làm cho món rắn trun trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn.
  • Món rắn trun nướng: Khi có mùi khói của bếp lửa thì món nướng này sẽ trở nên đậm vị. Đây cũng là một trong những món ăn được các hàng ăn chuyên về đặc sản giới thiệu trong menu của mình.
  • Cháo rắn trun: Khi chiên giòn và mang đi nấu cháo, bạn sẽ có một món ăn đầy bổ dưỡng.

Bên cạnh các món ăn mặn, khi bắt được rắn trun Việt Nam để ngâm rượu cũng sẽ là một bài thuốc quý để chữa nhiều bệnh liên quan đến xương khớp. Loại rượu này rất thích hợp với những gia đình có người già và những người thường xuyên phải dùng sức lao động chân tay.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin cần thiết về rắn trun Việt Nam cũng như giải đáp thắc mắc “Rắn trun có độc không?” của nhiều người. Nếu như có thể thì hãy thử những món ăn được chế biến từ rắn trun. Nó sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khả năng cải thiện sức khỏe một cách tốt hơn cho cuộc sống của bạn.

Back to top button
Cadami | Stick War Legacy hack | kubet | Lucky88 | Minecraft 1.20 | ceds.edu.vn | Luck8