Thanh toán D/A là phương thức thanh toán nhờ thu là một trong những phương thức thanh toán được vận dụng khá nhiều trong thanh toán giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Là việc ngân hàng thay mặt người xuất khẩu (người ủy nhiệm) thu hộ một khoản tiền từ nhà nhập khẩu (người có trách nhiệm thanh toán hối phiếu) trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ giao hàng.
Chi tiết về Phương thức thanh toán D/A, cùng Xuât nhập khẩu Lê Ánh tham khảo trong bài viết dưới đây:
>>>>> Bài viết xem nhiều: khóa học xuất nhập khẩu online
I.Phương thức thanh toán D/A là gì?
Phương thức thanh toán D/A ( Documents against Acceptance) là một phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trả chậm.
Theo phương thức thanh toán D/A, ngân hàng nhờ thu chỉ giao chứng từ cho người nhập khẩu khi người nhập khẩu chấp nhận thanh toán bộ chứng từ.
Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được lưu giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.
Nhà xuất khẩu thường cho phép chứng từ được giao cho nhà xuất khẩu sau khi họ đã chấp nhận thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai. Thời gian chấp nhận thanh toán được quy định trong lệnh nhờ thu của nhà xuất khẩu.Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày. Sau khi chấp nhận thanh toán, nhà xuất khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ để đi nhận hàng.
Đối với điều kiện D/A, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “Release Documents against Acceptance”.
II. Đặc điểm phương thức thanh toán D/A
Theo URC 522, chứng từ nhờ thu là các chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ thương mại:
• Chứng từ tài chính (Financial documents) là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các chứng từ tương tự nhằm mục đích chi trả.
• Chứng từ thương mại (Commercial documents) là hóa đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính.
Một chứng từ phải có đầy đủ các thông tin sau đây:
• Các chi tiết về ngân hàng nhận chỉ thị nhờ thu bao gồm họ tên, địa chỉ bưu điện hay địa chỉ SWIFT, số telex, số điện thoại, fax và số tham chiếu.
• Các chi tiết về ngân hàng xuất trình: họ và tên, địa chỉ bưu điện, số telex, số điện thoại, và fax nếu có.
• Các chi tiết về người nhờ thu: họ và tên, địa chỉ bưu điện, số telex, số điện thoại, và fax nếu có.• Các chi tiết về người trả tiền: họ và tên, địa chỉ bưu điện hoặc nơi xuất trình chứng từ hoặc sô telex, số điện thoại, fax nếu có.
• Số tiền và loại tiền tệ sẽ nhờ thu.
• Danh sách các chứng từ đi kèm và số thứ tự của chứng từ.
• Lệ phí sẽ thu cần chỉ rõ là nhờ thu hay bỏ qua.
• Tiền lãi (nếu có): lãi suất và thời gian tính lãi.
• Phải ghi rõ phương thức thanh toán là D/A.
III.Các bên tham gia trong phương thức thanh toán D/A
– Principal (Nhà xuất khẩu hay người ủy thác nhờ thu): là người được hưởng lợi. Là bên yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trong việc thu tiền.
– Drawee (Người trả tiền hay nhà nhập khẩu): là người mà nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Trong hoạt động ngoại thương được biết đến là nhà nhập khẩu.
– Collecting Bank (Ngân hàng thu hộ – ngân hàng bên mua là ngân hàng xuất trình giấy tờ): là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu. Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước của người trả tiền.
– Remitting Bank (Ngân hàng chuyển chứng từ – ngân hàng được ủy thác, là ngân hàng bên bán): là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ (NHTH), thì NHTH sẽ xuất trình Nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền, trong trường hợp này thì NHTH đồng thời là ngân hàng xuất trình (NHXT).
Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với NHTH, thì có thể chuyển nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với Người trả tiền để xuất trình.
Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ Người trả tiền trở thành NHXT, và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTH.
IV. Quy trình thanh toán D/A
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký trước đó (phải ghi rõ phương thức thanh toán là D/A), Người bán (nhà xuất khẩu) tiến hành gửi hàng cho người mua (nhà nhập khẩu) nhưng không giao bộ chứng từ.
2. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán kèm theo chỉ thị nhờ thu sau đó chuyển cho Ngân hàng của nhà xuất khẩu và nhờ ngân hàng thu hộ tiền người nhập khẩu.
3. Ngân hàng của nhà xuất khẩu chuyển toàn bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng của nhà nhập khẩu để thông báo và nhờ ngân hàng này thu hộ từ nhà nhập khẩu.
4. Ngân hàng của nhà nhập khẩu gửi yêu cầu người mua thanh toán để nhận chứng từ.
5. Nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho ngân hàng của người mua. Sau khi thanh toán xong người mua sẽ được nhận chứng từ.
6. Ngân hàng nhà nhập khẩu sẽ thông báo nội dung chấp nhận thanh toán và thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng bên người bán.
7. Ngân hàng bên nhà xuất khẩu sẽ chuyển tiền cho người bán.
Cần phải lưu ý những điểm sau đây:
Thứ nhất, ngân hàng chỉ là người mua trung gian thu hộ tiền cho khách hàng. Ngân hàng không có trách nhiệm đến kết quả cuối cùng của việc thu tiền (có thu được tiền hay không).
Thứ hai, người xuất khẩu (người bán) phải lập một chỉ thị nhờ thu rồi gửi đến ngân hàng đại diện cho mình để nhờ thu hộ tiền. Trong chỉ thị nhờ thu, người xuất khẩu phải đề ra những điều kiện nhờ ngân hàng phải thực hiện.
Thứ ba, khi xuất hiện trường hợp hàng hóa đến trước chứng từ, người nhập khẩu có thể cấp giấy lãnh hàng để nhận hàng.Phạm vi áp dụng : nên áp dụng trong trường hợp hai been là đối tác tin tưởng, có quan hệ thường xuyên hoặc dùng để thanh toán các loại cước vận chuyển, bảo hiểm,..
V. Đánh giá về Phương thức thanh toán D/A
Ưu điểm
1. Nhà xuất khẩu
– Chắc chắn bộ chứng từ chỉ được giao cho nhà nhập khẩu trước khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.
– Nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu nếu không thanh toán hối phiếu.
– Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà nhập khẩu.
2. Nhà nhập khẩu
– Nhà nhập khẩu có thể kiểm tra hàng hóa trước khi quyết định đồng ý thanh toán hoặc từ chối thanh toán hối phiếu trả chậm vào lúc đáo hạn của hối phiếu.
3. Ngân hàng
– Ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận từ hoạt động này, đồng thời ngân hàng có thể mở rộng tín dụng, các quan hệ khác với nhiều ngân hàng khác nhau.
Nhược điểm
Phương thức thanh toán này khá đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.
Trong phương thức này ngân hàng đã là người thay nhà xuất khẩu khống chế chứng từ hàng hóa, người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán rồi mới được nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng. Tuy nhiên, không có bất kì một phương thức nào là hoàn hảo cả, nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì người xuất khẩu phải tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi vốn hoặc giải quyết lô hàng đã gửi.
1. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
– Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong quá trình thực hiện lệnh nhờ thu thì sau cùng tất cả hậu quả phát sinh đều do nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về việc lưu kho, mua bảo hiểm, giao hàng,…
– Chữ ký chấp nhận thanh toán có thể bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhận không đủ thẩm quyền hay chưa được đăng ký mẫu ký.
– Có thể xuất hiện trường hợp bị mất, thất lạc hoặc chậm trễ một phần hoặc toàn bộ chứng từ.
– Trong phương thức này có thể xuất hiện trường hợp nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán hay mất khả năng thanh toán, người nhập khẩu từ chối thanh toán chi phí phát sinh mà người nhập khẩu phải chịu. Trong trường hợp này nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu nhưng sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém về tiền bạc.
– Khi nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu, nhà xuất khẩu sẽ mất khả năng kiểm soát hàng hóa.
– Tình hình chính trị cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhà xuất khẩu. Tình hình kinh tế chính trị bất ổn có thể dẫn đến việc không có đủ ngoại tệ để thanh toán.
– Về thời gian trả tiền, kéo dài từ vài tháng đến một năm, thời gian như vậy là quá chậm. Trong thời gian chờ đợi sẽ có rất nhiều biến cố ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền như: tỷ giá thay đổi, rủi ro quốc gia.
2. Nhà nhập khẩu
– Trong phương thức thanh toán D/A thì rủi ro của nhà nhập khẩu sẽ thấp hơn khá nhiều so với nhà xuất khẩu.
– Bộ chứng từ có thể bị làm giả, sai sót hay xuất hiện tình trạng gian lận thương mại. Hàng hóa nhận được không đúng trong hợp đồng.
– Sau khi chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, nếu nhà nhập khẩu không thanh toán đúng hạn cho nhà xuất khẩu thì có thể bị nhà xuất khẩu kiện.
– Đối với nhà nhập khẩu thì cũng xuất hiện tình trạng rủi ro về tỷ giá, bất ổn quốc gia.
3. Đối với ngân hàng.
– Đối với ngân hàng thu hộ: nếu ngân hàng chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và không chấp nhận thanh toán.
– Đối với ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ thì ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro từ phía nhà xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh mong rằng với những chia sẻ trên đây về Phương Thức Thanh Toán D/A sẽ hữu ích tới bạn.
Tất nhiên, Trong quá trình làm nghề xuất nhập khẩu, có rất nhiều người gặp khó khăn. Vì vậy, nhiều bạn chọn giải pháp học xuất nhập khẩu thực tế để trang bị kiến thức thực tế nhất về nghề xuất nhập khẩu và rèn luyện kĩ năng làm việc. Bạn hoàn toàn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn tại XNK Lê Ánh để học toàn bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu và logistics.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878
Chúc bạn thành công!
Tham khảo thêm:
- Các Trường Hợp Lừa Đảo Trong Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
- Thanh toán T/T là gì? Quy trình làm thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T
- UCP 600 trong Thanh toán quốc tế
- Những Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế
- Đàm phán về Thời hạn thanh toán trong hợp đồng ngoại thương