Bài viết

Quy hoạch huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch huyện Thống Nhất của tỉnh Đồng Nai đến 2030, bao gồm: xây dựng, giao thông, công nghiệp và các công trình dự án trên địa bàn.

Bản đồ quy hoạch huyện Thống Nhất, Đồng Nai

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN THỐNG NHẤT – TỈNH ĐỒNG NAI

Thống Nhất là một huyện trung du nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai, nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Định Quán
  • Phía đông giáp thành phố Long Khánh
  • Phía nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ
  • Phía tây giáp huyện Trảng Bom.

Đây là địa phương có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đi qua và dự án đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đang được xây dựng.

Từ năm 1976, huyện Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 16 xã: An Viễn, Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Cây Gáo, Đồi 61, Gia Kiệm, Gia Tân, Giang Điền, Hố Nai 1, Hố Nai 2, Hố Nai 3, Hố Nai 4, Hưng Lộc, Lộ 25, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Thống Nhất có 10 xã: Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thạnh, Xuân Thiện.

Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019). Theo đó, điều chỉnh địa giới hành chính 4 xã: Bàu Hàm 2, Hưng Lộc, Quang Trung, Xuân Thạnh và thành lập thị trấn Dầu Giây. Thị trấn huyện lỵ huyện Thống Nhất trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Thạnh sau khi điều chỉnh địa giới hành chính. Huyện Thống Nhất có 1 thị trấn và 9 xã như hiện nay.

Vậy quy hoạch Huyện Thống Nhất là bao gồm thị trấn Dầu Giây (huyện lỵ) và 9 xã: Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thiện.

Bản đồ huyện Thống Nhất, Đồng Nai

QUY HOẠCH VÙNG CỦA HUYỆN THỐNG NHẤT ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch định hướng phát triển vùng không gian huyện Thống nhất đã được phê duyệt theo quyết định quy hoạch vùng huyện Thống Nhất đến 2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo quyết định, quy hoạch không gian vùng phát triển trên cơ sở 3 vùng phát triển (vùng phía Bắc, vùng Trung tâm và vùng phía Nam), các vùng có tính chất lan tỏa hỗ trợ cho các vùng chức năng khác.

Xác định các trục phát triển chính và các trục liên kết dựa trên yếu tố địa hình, đồng thời liên kết bằng các hệ thống giao thông chính :

  • Trục phát triển Bắc – Nam : Bám theo Quốc lộ 20, đây là trục liên kết hầu hết trung tâm các xã với hạt nhân trung tâm huyện Thống Nhất (đô thị Dầu Giây).
  • Trục phát triển Đông – Tây : Bám theo Quốc lộ 1A, đây là trục đối ngoại quan trọng liên kết huyện Thống Nhất với các đô thi lớn là TPHCM và TP Biên Hòa ở phía Tây – thành phố Long Khánh (đô thị hạt nhân vùng kinh tế phía Đông – tỉnh Đồng Nai) ở phía Đông.

Vùng không gian phát triển trung tâm huyện: bao gồm thị trấn Dầu Giây và xã Bàu Hàm 2 với quy mô diện tích khoảng 4.426 ha. Có tính chất là trung tâm phát triển công nghiệp, công nghệ cao, đô thị – dịch vụ, đào tạo – nghiên cứu khoa học. Trong đó thị trấn Dầu Giây la trung tâm hành chính, chính trị văn hóa của toàn vùng.

Vùng không gian phát triển phía Bắc huyện: gồm các xã Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Quang Trung, Xuân Thiện với quy mô khoảng 14.967 ha.

Vùng không gian phát triển phía Nam huyện: gồm các xã Lộ 25, Hưng Lộc với quy mô diện tích khoảng 5.460,19 ha.

Về quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Thống Nhất được xác định khai thác và mở rộng thêm diện tích các khu công nghiệp đã được quy hoạch trước đó. Cụ thể:

  • KCN Dầu Giây (diện tích hiện hữu: 328,358ha, quy hoạch mở rộng thêm 150ha)
  • KCN Gia Kiệm (diện tích 330ha)
  • Khu dịch vụ – thương mại – logictics Lộ 25 (diện tích 252ha)
  • KCN Long Khánh (mở rộng thêm 500 ha tại xã Xuân Thiện

Về quy hoạch đô thị, theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong kế hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 của đô thị Dầu Giây (huyện Thống Nhất) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì đô thị này có diện tích hơn 1,41 ngàn hécta. Trong đó, đất nội thị khoảng 930 hécta, đất ngoại thị là 483 hécta. Dự kiến đến năn 2030, dân số của đô thị Dầu Giây khoảng 65 ngàn người.

Quy hoạch đô thị Dầu Giây được xác định với tính chất là trung tâm tổng hợp về kinh tế, văn hóa, tài chính, giáo dục, y tế và công nghiệp của huyện Thống Nhất. Đây là cửa ngõ giao thông của tỉnh nên rất thuận lợi để phát triển thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tỉnh đã đầu tư chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây, dự tính sẽ mở rộng thành chợ đầu mối của vùng Đông Nam bộ.

Ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai

QUY HOẠCH GIAO THÔNG HUYỆN THỐNG NHẤT, ĐỒNG NAI

Hệ thống giao thông chính của huyện Thống Nhất là đường bộ và đường sắt. Các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện gồm có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện và hệ thống đường giao thông thông nông thôn các xã.

Về quốc lộ có 2 tuyến chính là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 20 đi qua với chiều dài 25,5 km, kết cấu đường bê tông nhựa. Hai tuyến quốc lộ giao cắt nhau tại ngã tư Dầu Giây. Tỉnh lộ có 3 tuyến với tộng chiều dài 29,1 km các tuyến đường đã được nâng cấp lên đường nhựa.

Hệ thống đường huyện quản lý gồm có tuyến chính, tổng chiều dài 79,7 km, lộ giới 32 m. Hiện nay 100% là đường tráng bê tông nhựa rộng từ 5-7m.

Ngoài ra, trên địa bàn các xã có trên 152 tuyến tổng chiều dài hơn 320 km đường giao thông nông thôn nội ô liên ấp thuộc các xã quản lý, trong đó 20,91% tráng hoặc bê tông xi măng. Nhìn chung chất lượng chưa đảm bảo nhu cầu đi lại, lưu thông và vận chuyển hàng hoá của địa phương. Mặt đường rộng từ 3-5 mét chủ yếu là đường đất, đường cấp phối sỏi đỏ. Nhờ có chương trình đầu tư của chương trình 135 đối với các xã đặc biệt khó khăn nên các tuyến đường liên ấp của 2 xã Xuân Thạnh và Xuân Thiện đã cơ bản được nhựa hoá.

Đây cũng là địa phương có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đi qua và có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được xây dựng.

Trong thời kỳ 2021-2030, huyện cũng sẽ đầu tư xây dựng và mở rộng một số tuyến đường mới. Do đó, bản đồ quy hoạch giao thông cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất thời kỳ 2021-2030.

Nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Nút giao cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại địa phận Dầu Giây

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Thống Nhất:

Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 3731/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Theo quyết định, Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của huyện Thống Nhất, bao gồm:

► Đất nông nghiệp: 20.806,56 ha;

► Đất phi nông nghiệp: 4.046,29 ha;

► Đất chưa sử dụng: 0 ha

Kế hoạch thu hồi các loại đất trong năm kế hoạch 2023 của huyện Thống Nhất, bao gồm:

► Đất nông nghiệp: 157,64 ha;

► Đất phi nông nghiệp: 0,58 ha.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2023 được xác định như sau:

► Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 255,32 ha;

► Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 35,00 ha.

Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 của huyện Thống Nhất được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện.

Vị trí đất nền Dầu Giây Center

Vị trí Đất nền Dầu Giây Center ngay trung tâm Dầu Giây, Thống Nhất, Đồng nai

Phân biệt giữa Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Back to top button
Cadami | Lucky88 | Luck8 | cwin333 | Rồng bạch Kim | bong da lu | Hello88