Hoài Hương, nơi sông gặp biển – Báo điện tử Bình Định

Hoài Hương, nơi sông gặp biển

Xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn là một điểm đến khá đặc biệt bởi ở đây bạn sẽ có dịp ngắm những cảnh đẹp cả của biển và núi, sản vật địa phương lại đa dạng, phong phú, hấp dẫn, người dân địa phương hồn hậu, chân thành.

viewimage.aspx?imgid=133031

Vùng bãi ngang giữa sông Lại và biển, nhìn từ thôn Ca Công Nam.

Điểm đến thú vị đầu tiên của Hoài Hương có lẽ là cây cầu bắc qua sông Lại, đây là vị trí dòng Lại Giang chuẩn bị kết thúc hành trình để qua cửa An Dũ hòa vào Biển Đông. Từ cầu Lại Giang nhìn về hướng thượng nguồn là những điểm đặt rớ trên sông với các dãy núi phía xa, hai bên bờ trải dài những hàng dừa xanh; phía hạ nguồn là nhiều người dân đang đứng ở khu vực nước chỉ từ đầu gối đến ngang hông, cần mẫn bắt ốc. Ngắm không gian đẹp như tranh này, nhiều bạn “dân phố” than – chỉ bấy nhiêu là đã đáng công về Hoài Hương.

Thử bắt chuyện với những người bắt ốc khi đã lên bờ, ai cũng vui vẻ cho biết, “ở xứ này chỉ làm biếng mới không có ăn chứ sông Lại bao đời nay vẫn dồi dào các loại thủy sản để người dân đánh bắt theo kiểu truyền thống, hiện là vào mùa khai thác ốc gạo”. Theo người dân địa phương sống ven sông, vào cao điểm những tháng hè, ban đêm người dân soi đèn pin bắt ốc, rồi những người đi đánh lưới, đặt rớ. Sống ở đây khá dễ nên lòng người cũng rộng, tôi thầm nghĩ.

Xem ngay:  Cách chơi domino: Hướng dẫn cơ bản cho 2-4 người chơi - FPT Shop

viewimage.aspx?imgid=133032

Cầu Lại Giang.

Hoài Hương hiện có 11 thôn, trong đó có đến 5 thôn mà người dân chủ yếu sống bằng nghề biển. Điểm thú vị so với nhiều làng chài khác là ở đây một nhánh sông Lại chảy ngang mép sóng gián cách với biển bằng một bãi ngang dài hàng cây số, rộng hàng chục mét. Vùng biển – bờ này thật sự là một điểm đến rất thú vị, nếu khéo khai thác hoàn toàn có thể tạo nên một điểm đến thu hút du khách rất mạnh. Ở xóm 5, thôn Ca Công Nam, gần như toàn bộ phụ nữ đều yêu hoa nên trong xóm, nhà ai cũng trồng nhiều hoa trước sân nhà, có người còn trồng hoa dưới những gốc cây phi lao ven biển.

Nếu bạn lưu lại đây một đêm, bạn có thể tham gia trò “chạy còng” với người dân địa phương. Đêm xuống người ta rủ nhau ra bãi ngang, cùng nhau giăng lưới ở khu vực có nhiều hang rồi cùng nhau đuổi còng. Đem còng bắt được nấu cháo ăn ngay tại chỗ. Gặp những lúc thuyền ngư dân cập bến, ta có thể mua với giá rất hời một ít cá, tôm tươi rói. Đêm lửa trại bên biển trên bãi ngang ngun ngút gió, hòa cùng tiếng sóng biển ì ầm là một trải nghiệm thú vị rất đáng thử qua một lần.

Hoài Hương là địa phương có nghề biển rất mạnh. Thế nên nếu bạn muốn mua các loại hải sản tươi và khô về làm quà, các cửa hàng ở đây sẽ giúp bạn. Từ tôm, cua, ghẹ, mực cho đến các loại cá: Bò, đối, cầu, mú, dìa, đuối, hồng, đục… ở đây đều có cả. Bạn không muốn chuyến đi của mình bị cồng kềnh, cách rách, không sao cả, bên bán hàng sẽ chuyển hàng đến địa chỉ bạn muốn, theo khung thời gian do bạn chỉ định.

Xem ngay:  Trộn Màu Gì Ra Màu Da Người? Cách Pha Màu Da Nhiều Tone Đa Dạng

viewimage.aspx?imgid=133033

Một góc thôn Thạnh Xuân.

Bạn nên nhớ một điểm Hoài Hương có một vùng nước lợ giàu dinh dưỡng, vì thế mà tôm cá ở đoạn sông giáp biển béo và thơm ngon nhiều hơn nơi khác. Hãy thử một lần thưởng thức bạn nhé, chắc chắn bạn sẽ không thất vọng đâu.

Hoài Hương còn có vẻ đẹp đặc trưng riêng của một trong các xã được tỉnh chọn làm điểm xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đã được công nhận từ năm 2013 và giữ vững cho đến nay. Bạn sẽ ngạc nhiên khi lần đầu đến nơi đây, bởi sự phát triển giàu đẹp, hiện đại không chỉ tập trung ở khu vực trung tâm xã mà ở hầu hết các thôn, thể hiện rõ ở những con đường bê tông sạch, đẹp, trồng nhiều cây xanh và hoa, nhà cửa khang trang. Từ ngày 1.6.2020 Hoài Nhơn chính thức lên thị xã và xã Hoài Hương sẽ lên phường, nếu về đây trong dịp này bạn sẽ là khách quý của Hoài Hương.

HOÀI THU