Bài viết

Hình ảnh bụng bầu qua các tuần và những lưu ý cho từng giai đoạn thai kỳ

Nội dung:

1. Hình ảnh bụng bầu qua các tuần

2. Lưu ý cho mẹ bầu cho các giai đoạn của thai kỳ

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ khác nhau, kích thước bụng bầu của các mẹ cũng khác nhau tùy thuộc và sự phát triển của thai nhi cũng như thể chất (chiều cao, cân nặng, cơ địa…) của mẹ bầu. Nhiều mẹ có cùng thời gian bầu nhưng có trường hợp “lộ bụng” nhanh nhưng cũng có trường hợp bầu vô cùng gọn gàng.

Đó cũng là lý do mà nhiều mẹ thắc mắc liệu không biết hình ảnh bụng bầu qua các tháng hay hình ảnh bụng mẹ bầu qua các tuần như thế nào, liệu mình bầu có bị to quá hay nhỏ quá không và nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không?

Trong trường hợp như vậy, mẹ có thể tham khảo hình ảnh bụng bầu qua các tuần mà Nhà thuốc 365 chia sẻ ngay sau đây.

Hình ảnh bụng bầu tháng 2 (từ tuần 4 – 8)

Hình ảnh bụng bầu từ tuần 4 – 8 gần như không có nhiều thay đổi về hình dáng. Lúc này, thai nhi chỉ mới hình thành, kích thước chỉ khoảng 0,6cm, giống như một giọt máu nhỏ. Có nhiều trường hợp mẹ bầu ở giai đoạn này vẫn chưa phát hiện ra sự xuất hiện của một sinh linh bé nhỏ bên trong cơ thể mình.

Hình ảnh bụng bầu tháng 3 (từ tuần 9 đến tuần 13)

Hầu hết kích thước bụng của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 2 (từ tuần thứ 9 đến 13) chưa lộ rõ, nếu quan sát chỉ lớn hơn một chút (giống như tăng cân nhẹ) và gần như không có sự thay đổi. Bởi lúc này, thai nhi mới chỉ phát triển và có kích thước như một quả nho mỹ.

Hình ảnh bụng bầu tháng 4 (từ tuần 14 – 18)

Sang tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi đang trong giai đoạn phát triển nhanh, hình thành tương đối đầy đủ và đang dần cứng cáp, đạt kích thước bằng một quả táo. Sự phát triển này đòi hỏi bụng mẹ cần to hơn để đủ không gian cho bé phát triển ở những giai đoạn tiếp theo.

Hình ảnh bụng bầu tháng 5 (từ tuần 19 – 23)

Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, bụng bầu của mẹ lúc này đã to rõ rệt và khiến những người xung quanh có thể dễ dàng nhận thấy là mẹ đang có bầu. Bụng bầu cũng có thể dễ dàng quan sát được hình dáng cao, thấp hoặc nhô về phía trước.

Vào tháng thứ 5, thai nhi có kích thước khoảng 25,4cm, tương đương một quả chuối.

Hình ảnh bụng bầu tháng 6 (từ tuần 24 – 28)

Sang tháng thứ 6, bụng bầu của mẹ sẽ to lên gấp đôi so với kích thước bụng bầu tháng thứ 5 do lúc này, kích thước của thai nhi đã đạt khoảng 30cm, tương đương với quả dưa gang nhỏ.

Đồng thời, bụng của mẹ cũng to nhanh do cơ thể thai nhi phát triển khá đầy đủ các chức năng, nhất là có thể nghe, phản hồi lại những âm thanh từ bên ngoài và cảm nhận được bàn tay mẹ khi chạm vào bụng. Nên hãy nói chuyện và cho bé nghe nhạc nhiều hơn vào giai đoạn này nhé!

Hình ảnh bụng bầu tháng 7 (từ tuần 29 – 33)

Càng vào giai đoạn sau của thai kỳ, thai nhi phát triển càng nhanh nhưng ở tháng thứ 7 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu “chững lại” để chuẩn bị cho sự phát triển nhanh ở giai đoạn sau nên kích thước bụng bầu của mẹ chỉ tăng nhẹ hoặc không tăng. Kích thước của thai nhi lúc này khoảng 35,5cm, tương đương với trái bí xanh.

Hình ảnh bụng bầu tháng 8 (từ tuần 34 – 38)

Những vết rạn trên da, cảm giác nặng nề, phù chân… là những dấu hiệu điển hình của mẹ bầu tháng thứ 8 do kích thước thai nhi lúc này đã gần hoàn thiện các cơ quan và chức năng khiến bụng mẹ bầu cũng tăng kích thước để đáp ứng nhu cầu về không gian của bé.

Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, kích thước em bé khoảng 45,7cm và tăng cân nhanh vì lúc này bé tập trung phát triển về cân nặng.

Hình ảnh bụng bầu tháng 9 (từ tuần 39 trở đi)

Đến tháng thứ 9 của thai kỳ và cũng là tháng cuối của thai kỳ, bụng mẹ bầu đã đạt đến ngưỡng lớn nhất và sẵn sàng cho cơn chuyển dạ. Kích thước của con có thể đạt từ 45 – 73cm, cân nặng vào khoảng từ 2,8 đến hơn 3kg khiến dáng đi của mẹ trở nên nặng nề, cảm giác mệt mỏi cũng xuất hiện nhiều hơn.

Trong những tuần này, nhất là tuần 39, mẹ có thể sinh bé bất cứ lúc nào nên mẹ hãy chuẩn bị mọi thứ để thật sẵn sàng cho việc đi sinh bất cứ lúc nào mẹ nhé.

Trải qua 9 tháng thai kỳ không phải là thời gian ngắn nhưng lại đầy thiêng liêng và ý nghĩa, việc nắm bắt được hình ảnh bụng bầu qua các tháng hay cụ thể là hình ảnh bụng bầu qua các tuần giúp các mẹ một phần nắm được sự phát triển của bé. Kết hợp khám thai và bổ sung vitamin bầu tổng hợp, sữa bầu để tạo “bước đệm” phát triển tốt nhất cho thai nhi.

>>> Xem thêm các bài viết chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe bà bầu của Nhà thuốc 365

Qua mỗi giai đoạn của thai kỳ, kích thước bụng bầu sẽ khác nhau, điều đó đồng nghĩa với việc mẹ bầu cũng cần lưu ý những điều khác nhau để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như gây cảm giác khó chịu trong thai kỳ.

Nhưng nhìn chung, mẹ bầu nên lưu ý những điểm dưới đây để có thai kỳ khỏe mạnh nhất:

  • Nhớ lịch khám thai để kiểm tra xem thai nhi đã vào tử cung cũng như theo dõi sự phát triển của bé
  • Dù giai đoạn 3 tháng đầu mẹ có thể ốm nghén, mệt mỏi và chán ăn nhưng hãy cố gắng bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu để cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của bé nhé!
  • Mẹ nên kiêng ăn đu đủ xanh, rau ngót, dứa… những thực phẩm này sẽ gây co thắt tử cung, làm mẹ khó chịu và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến sảy thai.
  • Bước đi chậm rãi, không đi nhanh. Không đi xe đường xa, đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý khoa học
  • Cố gắng vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt từ chế độ ăn hàng ngày qua viên uống vitamin bầu tổng hợp hoặc sữa bầu…

Hy vọng sau bài viết này đã giúp mẹ hiểu thêm về hình ảnh bụng bầu qua các tuần và lưu ý khi mang bầu để có thai kỳ khỏe mạnh nhất.

>>> Xem thêm: Những thực phẩm gây sảy thai mà bà bầu nên chú ý

Back to top button
Cadami | Stick War Legacy hack | kubet | Lucky88 | Minecraft 1.20 | ceds.edu.vn | Luck8