Bạn muốn trở thành họa sĩ, muốn sở hữu những bức tranh đẹp và có hồn? Bạn đã từng phối màu nhưng kết quả chưa đạt được như mong đợi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra bảng phối màu vẽ giúp bạn thỏa mãn ước mơ hội họa nhé!
Nguyên tắc phối màu hiệu quả
Để phối màu đạt hiệu quả cao, không tốn nhiều chi phí, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc trong phối màu sau đây:
- Phối màu Achromatic (không sắc): màu sắc sử dụng là xám, đen và trắng.
- Phối màu Analogous (tương tự): màu sắc sử dụng là 3 màu liền kề nhau trên vòng tròn sắc màu kết hợp thêm độ tối và sáng.
- Phối màu Clash (chõi): màu sắc sử dụng là màu bên trái hoặc bên phải với màu đối diện vòng tròn sắc màu.
- Phối màu Complementary (bổ sung): màu sắc sử dụng là màu có vị trí đối diện trên vòng tròn sắc màu.
- Phối màu Monochromatic (màu đơn sắc): màu sắc sử dụng là một màu chính phối hợp với độ bóng hoặc các màu có sắc thái tương tự.
- Phối màu Neutral (trung tính): màu sắc sử dụng là 1 màu chính kết hợp với màu đậm hơn hoặc sáng hơn.
- Phối màu Split Complementary (bổ sung từng phần): màu sắc sử dụng là 1 màu chính và 2 màu bổ sung 2 bên.
- Phối màu Primary (căn bản): màu sắc sử dụng là 3 màu cơ bản: xanh – đỏ- vàng.
- Phối màu Secondary (bổ sung thứ 2): màu sắc sử dụng là 1 màu chính và 2 màu bên cạnh màu bổ sung.
- Phối màu Tertiary (bổ sung thứ 3): màu sử dụng là 1 màu chính và hai màu ở vị trí bổ sung thứ 3.
Khái niệm, đặc điểm cụ thể của một số cách phối màu
Phối màu đơn sắc
Khái niệm
Phối màu đơn sắc là sự kết hợp 1 màu gốc với các sắc có độ nhạt hay độ đậm khác nhau tạo ra dải màu đơn sắc Monochromatic.
Đây là cách phối màu đang được ưa chuộng hiện nay, cách phối màu này được sử dụng nhiều trong thiết kế logo.
Đặc điểm
Phối màu đơn sắc đơn giản nhưng mang lại giá trị cao cho sản phẩm tạo ra. Bạn có thể lựa chọn màu sắc chủ đạo và thay đổi các cấp độ của nó để tạo ra một sự kết hợp ăn ý cho bài vẽ của mình. Cách phối màu đơn sắc tạo cảm giác dễ chịu và thuận mắt với người nhìn. Màu đơn sắc mang tới cho bạn sự tập trung, hướng tới trọng tâm của bức tranh mà không bị phân tán bởi các màu sắc khác. Màu đơn sắc tạo nên một bảng phối màu đơn giản, nhưng hiệu quả mà nó mang lại thì rất cao.
Tìm hiểu thêm:
- Cách pha màu và bảng pha cơ bản màu nước
- Vòng tròn màu sắc là gì? Các phương pháp phối màu phổ biến
Phối màu tương phản
Khái niệm
Tương phản là cách phối màu sử dụng 2 màu sắc ở vị trí đối nhau trên vòng tròn sắc màu. Khi kết hợp các màu tương phản màu sắc được tôn lên ở mức độ nhẹ nhàng, vừa phải, không gây cảm giác khó chịu, nhức mắt như các cách phối màu khác. Bản chất của các cặp màu tương phản sẽ làm giảm cấp độ màu sắc tạo ra một tổng thể ấn tượng và hoàn toàn hợp lý cho người xem
Đặc điểm
Đây là cách phối màu đơn giản nhưng lại vô cùng an toàn, mang lại hiệu quả cao. Để gây được sự chú ý và tạo ra ấn tượng đến người sử dụng ngay từ lần đầu tiên thì phương pháp phối màu tương phản được coi là sự lựa chọn tuyệt vời đối với thiết kế hộp giấy và bao bì.
Phối màu tương đồng
Khái niệm
Phối màu tương đồng là các phối những màu có vị trí liền kề nhau trên vòng tròn sắc màu. Trong cuộc sống bạn thường thấy cách phối màu theo kiểu tương đồng như thế này. Ví dụ như trên một cái cây sẽ có lá màu xanh non, xanh nhạt, xanh đậm, vàng xanh… Các màu sắc được chuyển đổi kế cận nhau. Cách kết hợp này mang lại sự linh hoạt màu sắc và tạo cho mắt cảm giác dễ chịu khi nhìn vào.
Đặc điểm
Một điểm khó khăn khi bạn chọn phối màu tương đồng đó là phải chọn các màu sắc sao cho chúng có độ tương phản nhất định. Việc đầu tiên, bạn nên lựa chọn cho mình màu chủ đạo, tiếp theo là một màu phụ và kế đến là màu thứ 3.
Phối màu bộ ba
Khái niệm
Phối bộ ba màu là sự kết hợp 3 màu tại 3 đỉnh của 1 tam giác đều được đặt như trên vòng tròn sắc màu.
Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là dù bạn kết hợp bộ 3 màu sắc ở vị trí nào, màu mới được tạo ra cũng sẽ gây cảm giác chói mắt cho người nhìn.
Chính vì thế bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chọn màu. Lời khuyên dành cho bạn là hãy lựa chọn 1 màu làm màu chủ đạo, 2 màu còn lại sẽ có tác dụng tôn màu cho màu chủ đạo thôi.
Đặc điểm
Vì ba màu được đặt tại ba đỉnh của tam giác đều nên việc kết hợp chúng với nhau sẽ tạo nên sự cân bằng cho cách phối màu này. Tuy nhiên, bạn sẽ có cảm giác màu sắc tạo ra có chút thiếu sáng tạo, an toàn và khá đơn điệu mặc dù đã có tới 3 màu được kết hợp với nhau.
Phối màu hình chữ nhật
Khái niệm
Phối màu hình chữ nhật là lấy màu ở vị trí 4 đỉnh của hình chữ hay hình dung theo cách khác thì ta lấy 2 cặp màu sắc tương phản để kết hợp với nhau.
Với cách phối màu này chúng ta cũng có thể đưa ra đa dạng các lựa chọn phối màu khác nhau. Lời khuyên cho bạn vẫn là hãy chọn ra một màu làm màu chủ đạo.
Đặc điểm
Chắc hẳn với các màu sắc tương phản thì bạn nên lưu ý tới sự cân bằng giữa màu lạnh và màu nóng khi phối màu, để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Phối màu hình vuông
Khái niệm
Tương tự như phối màu hình chữ nhật, phối màu hình vuông là cách phối màu kết hợp 4 đỉnh của hình vuông, điểm khác so với phối màu hình chữ nhật là màu sắc được kết hợp được đặt ở vị trí cách đều nhau trên vòng tròn sắc màu.
Đặc điểm
Cần quan tâm đến việc cân bằng giữa màu nóng và màu lạnh trong phối màu để có thể tạo ra màu sắc như mong muốn. Muốn tăng hiệu quả phối màu thì bạn nên lựa chọn một màu chính trước khi chọn các màu còn lại.
Trên đây là những chia sẻ của tôi về nguyên tắc phối màu và một số cách phối màu cụ thể. Hy vọng rằng những thông tin nêu trên sẽ giúp ích cho việc xây dựng bảng phối màu vẽ của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học chuyên sâu về việc phối màu hãy liên hệ với chúng tôi qua trang web của chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khóa học ngay nhé!
Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT
FPT Arena Multimedia – https://arena.fpt.edu.vn