Bài viết

Khám Phá Bản Đồ Việt Nam Thời Tam Quốc

>> Những loại bản đồ liên quan:

  • Cùng Bản Đồ Việt Nam Thời Nhà Trần Tìm Hiểu Lịch Sử Việt Nam
  • Bản đồ Việt Nam thời Pháp Có Gì Khác So Với Thời Nay

Mỗi thời kỳ, lãnh thổ Việt Nam đều có sự biến động đáng kể, trong đó phải kể đến thời kỳ Tam Quốc. Rất nhiều người trong chúng ta đều thắc mắc không hiểu lãnh thổ nước ta thời này ra sao? Chúng ta sẽ có được câu trả lời qua tấm bản đồ Việt Nam thời Tam Quốc.

Tìm hiểu lịch sử qua bản đồ thời Tam Quốc

Nhìn trên bản đồ Việt Nam thời Tam Quốc chúng ta có thể thấy rằng thời này lãnh thổ Việt Nam chính là quận Giao Châu. Với bản đồ Việt Nam thì Giao Châu chính là miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam cộng thêm vùng duyên hải phía nam Quảng Tây và bán đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay.

Quận Giao Châu đã có sự biến đổi nhiều trong thời Tam Quốc. Cụ thể đó là cuối đời Đông Hán, vua Hán Hiến Đế đồng ý đổi tên Giao Chỉ thành Giao Châu, tam quốc phân tranh Giao Châu thuộc về Đông Ngô. Để tăng cường quản lý phía Nam, Tôn Quyền chia Giao Châu cũ của nhà Hán làm hai: lấy 3 quận là Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô phía Bắc hợp lại thành Quảng Châu. Tại đây, Lã Đại được làm thứ sử. Giao Châu lúc này chỉ còn lại bốn quận phía Nam là Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và 1 phần Nhật Nam. Tại đây, Trần Thì được làm thứ sử. Tuy nhiên Sĩ Huy lại không đồng ý nên đã bị Tôn Quyền sai Lã Đại đi triệt bỏ. Lã Đại lừa giết chết Sĩ Huy và chiếm Giao Châu. Từ đó, Giao Châu thuộc hoàn toàn về Đông Ngô. Tôn Quyền đã bỏ lại Quảng Châu và khôi phục lại Giao Châu gồm có 7 quận như cũ cử Lã Đại làm Giao Châu mục.

ban do viet nam thoi ky tam quoc

Năm 248, cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh bị thứ sử Giao Châu là Lục Dận dập tắt.

Cuối năm 263, Tào Ngụy diệt Thục Hán. Cùng năm đó, viên quan tại quận Giao Chỉ là Lữ Hưng giết chết thái thú Tôn Tư của Đông Ngô. Hắn mang quận về hàng Tào Ngụy. Vua Ngô lúc này vội tách 3 quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô phía Bắc hợp thành Quảng Châu, đặc trị sở tại Phien Ngung và Giao Châu gồm 4 quận phía Nam là Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Năm 266, nhà Tấn thu phục Thục Hán, chiếm Giao Chỉ. Kể từ lúc này, Giao Chỉ thuộc nhà Tấn.

Năm 271, Tôn Hạo lại sai Đào Hoàng đánh Giao Châu. Quân Ngô thắng trận. Tuy vậy, Lý Tộ vẫn chiếm giữa quận Cửu Chân theo Tấn, không hàng Ngô. Đào Hoàng sau nhiều ngày cũng đánh được Cử Chân. Lúc này toàn Giao Châu lại thuộc về Đông Ngô.

Năm 280, Tấn Vũ diệt Ngô, bắt Tôn Hạo. Đào Hoàng hàng Tấn. Đến năm 300 Đào Hoàng qua đời, từ nay Giao Châu lại thuộc về nhà Tấn.

Sự phân bố hành chính trong bản đồ thời Tam Quốc

Với tấm bản đồ hành chính Việt Nam ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết các đơn vị hành chính qua bảng ghi chú cùng với các ký hiệu trên bản đồ. Còn thời tam quốc, điều này tương đối phức tạp khi chúng ta theo dõi trên tấm bản đồ Việt Nam thời Tam Quốc.

>> Xem thêm các mẫu bản đồ Việt Nam ngày nay tại đây: https://bandothegioikholon.com/Ban-Do-Kho-Lon/ban-do-viet-nam-kho-lon/

Do biến động tranh chấp giữa các nước, vào năm 264 Đông Ngô cắt 3 quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô phía Bắc Giao Châu thành Quảng Châu. Từ đây, 3 quận đã được cắt ra khỏi Giao Châu để lập thành Quảng Châu. Giao Châu lúc này chỉ gồm 4 quận phía Nam là Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Trên bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy quận Giao Châu lúc này tương đương với miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam, vùng duyên hải phía nam Quảng Tây và bán đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay.

ban do viet nam thoi tam quoc

Khi Hán Vũ Đế thôn tính Nam Việt, đặt bộ Giao Chỉ đến khi Ngô Cảnh Đế chia cách, Quảng Châu (chính là Lưỡng Quảng Trung Quốc hiện nay) và Giao Châu mới (chính là miền Bắc, Bắc Trung Bộ nước ta và một phần nhỏ của Lưỡng Quảng) đã hiện diện như một đơn vị hành chính của bộ Giao Chỉ rồi đến Giao Châu trong vòng 370 năm.

Vào năm 271 Giao Châu thuộc về nhà Tấn. Tướng Đông Ngô là Đào Hoàng đã xin với vua Ngô thêm 2 quận Vũ Bình và Tân Hưng trên cơ sở tách 3 huyện lớn của Giao Chỉ và đặt thêm quận Cửu Đức tách khỏi quận Cửu Chân. Sang nhà Tấn,Tân Hưng đổi thành Tân Xương. Như vậy Giao Châu trải qua các đời Ngô, Ngụy rồi đến Tấn gồm có 7 quận. Trong đó thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay gồm có 6 quận đó là: Giao Chỉ, Vĩnh Bình, Tân Hưng (Xương), Cửu Chân, Cửu Đức và Nhật Nam. Trong đó quận Hợp Phố nay thuộc lãnh thổ của Trung Hoa.

Các đơn vị hành chính thời Tam Quốc

Với bản đồ Việt Nam thời Tam Quốc, chúng ta có thể thấy Giao Châu với 7 quận nay 6 quận đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, chỉ duy nhất Hợp Phố là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đi sâu vào các quận chúng ta sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về lãnh thổ Việt Nam thời bấy giờ.

Quận Giao Chỉ

Quận Giao chỉ thời Ngô có 14 huyện và 12000 hộ. Các huyện thuộc Giao Chỉ cụ thể như: Long Uyên, Câu Lậu, Vọng Hải, Liên Lâu, Tây Vu, Vũ Ninh, Chu Diên (nay là Hải Dương), Khúc Dương, Ngô Hưng (nay là Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng), Bắc Đái, Kê Từ, An Định, Vũ An, Quân Bình.

Quận Tân Xương

Thời nhà Ngô nơi đây có tên Tân Hưng nhưng sang nhà Tấn thì đổi thành Tân Xương. Ngày nay, tương ứng với bản đồ Việt Nam chính là huyện Mê Linh, phía bắc thị xã Sơn Tây (Hà Nội), Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Yên Bái

Tân Xương gồm có 6 huyện: Mê Linh, Gia Hưng, Ngô Định, Phong Sơn, Lâm Tây, Tây Đạo.

ban do viet nam trong thoi ky tam quoc

Quận Hợp Phố

Năm 226, Hợp Phố thuộc quản lý của Quảng Châu. Phần còn lại nhâp vào quận Giao Chỉ.

Quận Vũ Bình

Quận Vũ Bình gồm có 7 huyện và 3000 hộ. Đối chiếu với bản đồ hiện nay thì quận chính là phía nam tỉnh Vĩnh Phúc tại tả ngạn sông Hồng. Nơi đây gồm có huyện Đông Anh, Hà Đông, Ứng Hòa, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Kim Bản và Duy Tiên (Hà Nam), Kỳ Sơn, Lương Sơn (Hòa Bình)

Quận Cửu Chân

Quận gồm có 7 huyện đó là: Tư Phố, Di Phong, Trạm Ngô, Kiến Sơ, Thường Lạc, Phù Lạc.

Quận Cửu Đức

Quận với vị trí tương đương tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trên bản đồ hiện nay. Thời Ngô, quận gồm có 8 huyện: Hàm Hoan, Nam Lăng, Dương Thành, Việt Thường, Phù Linh, Khúc Tư, Đô Hào

Sang nhà Tấn Dương Thành đổi thành Dương Toại. Dương Toại sau được tách lập huyện phố Dương và Tây An. Nay chúng tương đương với huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và Nghi Lộc (Nghệ An).

Quận Nhật Nam

Quận với vị trí tương đương từ Quảng Bình cho đến đèo Hải Vân trên bản đồ hành chính Việt Nam.

Thời Ngô quận gồm có:Lô Dung, Chu Ngô, Tây Quyển, Tỷ Ảnh, Tượng Lâm.

Với bản đồ Việt Nam thời Tam Quốc, chúng ta có thể thấy tình hình biến đổi của các đơn vị hành chính khá phức tạp đặc biệt là từ thời nhà Ngô cho đến nhà Tấn.

Nguồn bài viết: https://bandothegioikholon.com/kham-pha-ban-do-viet-nam-thoi-tam-quoc/

  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • Linkedin
  • Pinterest
Back to top button
Cadami | Minecraft 1.20 | ceds.edu.vn | Luck8 | cwin333