Bài viết

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo bằng hình ảnh “Giao dịch chuyển

Thời gian gần đây, nhiều nạn nhân “sập bẫy” với thủ đoạn làm giả hóa đơn chuyển tiền của ngân hàng khi mua sắn, tiêu dùng.

Liên tiếp dính bẫy

Thanh toán trực tuyến ngày càng được nhiều người lựa chọn, chính vì thế gần đây đã xuất hiện nhiều thủ đoạn lợi dụng các hình thức thanh toán này để chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng đã làm giả các hóa đơn xác nhận giao dịch để chuyển tiền qua ngân hàng điện tử (Intrenet Banking), sau đó chuyển cho nạn để để lừa mua hàng thanh toán. Không ít người đã dính bẫy để giao hàng, đưa tiền mặt, chấp nhận thanh toán… cho đối tượng lừa đảo.

Đầu năm 2023, cơ quan công an đã liên tục điều tra làm rõ các đối tượng sử dụng thủ đoạn làm giả hóa đơn xác nhận giao dịch, sau đó lừa đảo chiếm đoạn tài sản.

Đơn cử, Công an TP Tam Điệp đã nhận được tin báo của chị Nguyễn Thị N. SN 1992, ở phường Tây Sơn, TP Tam Điệp (là chủ của hàng bán tạp hóa) về việc từ ngày 12/1 đến ngày 30/1/2023, có một số tài khoản mạng xã hội nhắn tin, gọi điện để mua hàng của chị, sau đó chụp hình ảnh đã chuyển tiền thanh toán thành công cho chị N. với tổng số tiền là hơn 47 triệu đồng, tuy nhiên sau khi chuyển hàng cho khách, kiểm tra tài khoản chị N. phát hiện không có tiền.

Cảnh giác với thủ đoạn làm giả hóa đơn chuyển tiền của ngân hàng
Đối tượng Bùi Thị Bích tại cơ quan công an.

Quá trình điều tra, Bùi Thị Bích khai đã dùng nhiều tài khoản mạng xã hội để mua hàng của chị N., sau đó dùng phần mềm tạo hóa đơn giả để chuyển tiền cho chị N., thực ra đối tượng không hề chuyển tiền như đã hứa với chị N..

Năm 2021, đối tượng Nguyễn Thị Cẩm Anh và Trương Thái Vinh cũng bọ cơ quan Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, đối tượng Nguyễn Thị Cẩm Anh sử dụng tài khoản Mesenger có tên “Chít Anh” nhắn tin đến tài khoản Mesenger “Mỹ Hòa Vàng Bạc” của chị Nguyễn Thị Hòa (sinh năm 1993, trú tại thôn Tân Phong, Kỳ Phong, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chủ tiệm kinh doanh Vàng với nội dung cần mua một số vàng nhưng do dịch bệnh không đến trực tiếp cửa hàng mua được, nếu chị Hòa đồng ý sẽ mua qua mạng và chuyển tiền qua tài khoản chị Hòa.

Cảnh giác với thủ đoạn làm giả hóa đơn chuyển tiền của ngân hàng
Tang vật vụ án lừa đảo của Nguyễn Thị Cẩm Anh và Trương Thái Vinh.

Sau khi nhắn tin trao đổi mua bán hai bên, Cẩm Anh đã mua 12 chỉ vàng ta, 0,7 chỉ vàng tây, 3 vòng đeo tay phong thủy. Cẩm Anh yêu cầu chị Hòa cung cấp số tài khoản để thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

Sau khi chị Hòa cung cấp tài khoản thì Nguyễn Thị Cẩm Anh gửi ảnh chụp màn hình một hóa đơn giả được Cẩm Anh đặt làm từ một người quen biết trên mạng xã hội với giá 50.000đ/1 hóa đơn giả, thể hiện đã chuyển cho chị Hòa. Chị Hòa tin tưởng số vàng trên đã được thanh toán nên đã gửi vàng cho Cẩm Anh qua xe buýt chạy tuyến vào thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Sau khi gửi hàng nhưng chưa nhận được tiền trong tài khoản, chị Hòa gọi điện cho Cẩm Anh và Cẩm Anh đã trả lời do khác ngân hàng, mạng bị nghẽn nên chưa chuyển được tiền. Từ ngày 9/11 đến ngày 16/11, Cẩm Anh lấy lý do bị cách ly do dịch Covid-19 nên không đến ngân hàng kiểm tra cho chị Hòa được.

Đến ngày 22/11, Cẩm Anh cùng Trương Thái Vinh nghĩ ra cách để tiếp tục lừa chị Hòa, đối tượng thông báo cho chị Hòa là tài khoản của chị “treo” nên không đổ tiền vào được, sau đó nói chị Hòa chuyển tiền vào tài khoản của Cẩm Anh để Cẩm Anh xử lý làm “thông” tài khoản cho chị Hòa.

Với thủ đoạn tinh vi trên, hai đối tượng đã lừa chị Hòa chuyển 14 lần với số tiền gần 72 triệu đồng vào tài khoản của Nguyễn Thị Cẩm Anh. Tổng số tiền và số vàng Nguyễn Thị Cẩm Anh và Trương Thái Vinh lừa đảo của chị Nguyễn Thị Hòa là hơn 140 triệu đồng.

Tràn lan dịch vụ làm giả Bill chuyển khoản ngân hàng

Chỉ cần lên mạng xã hội gõ từ khóa “Fake Bill Chuyển Khoản Ngân Hàng”, hay “Fake Bill” là cho ra hàng loạt kết quả. Rất nhiều hội nhóm, tài khoản công khai làm giả hóa đơn chuyển tiền ngân hàng.

Các tài khoản này quảng cáo, làm “giống như thật”, nhiều nạn nhân đã mắc bẫy khi nhận những hóa đơn chuyển tiền giả.

Cảnh giác với thủ đoạn làm giả hóa đơn chuyển tiền của ngân hàng
Tràn lan các trang mạng xã hội làm giả “Bill ngân hàng”.

Để mục sở thị chúng tôi có truy cập vào nhóm “Fake bill chuyển khoản ngân hàng” chuyên mua bán và tạo hóa đơn chuyển tiền giả trên mạng xã hội, nhiều hóa đơn chuyển tiền giả từ rất nhiều các ngân hàng khác nhau được chào bán một cách công khai.

Khẳng định “bill nét, chuẩn ngân hàng 100%, độc quyền”, trang cung cấp này đang thu hút tới 6,5 nghìn lượt thích và theo dõi.

Cảnh giác với thủ đoạn làm giả hóa đơn chuyển tiền của ngân hàng
“Bill giả” được các đối tượng quảng cáo giống hệt như thật.

Giá cho mỗi “Bill giả” này chỉ từ vào chục nghìn đồng cho một giao dịch, tuy nhiên theo chia sẻ của chủ trang thì giá tại đây nhỉnh hơn giá các trang khác vì chất lượng giống như thật. “Bên khác làm 5 ngân hàng còn bên mình hỗ trợ 13 ngân hàng kể cả ví điện tử MOMO, rất khó để phát hiện, bill rõ nét, không ảo” – Chủ trang này cho biết.

Có thể thấy hoạt động mua bán hóa đơn chuyển khoản giả diễn ra rất công khai, thách thức cơ quan chức năng. Các trang này còn làm các loại hóa đơn giao dịch tới biến động số dư, số dư tài khoản đầy đủ thông tin người chuyển, người nhận, ngày giờ.

Cảnh giác với thủ đoạn làm giả hóa đơn chuyển tiền của ngân hàng
Các đối tượng còn có thể làm giả cả số dư tài khoản, biến động tài khoản theo yêu cầu.

Hay tại một fanpage “Fake bill”, chủ trang có quảng cáo: “GIẢI ĐÁP THẮC MẮC : có một trang mạo danh làm fake bill với giá 20k nhiều người đem so sánh với bên mình. Và đây là bài viết giải thích tại sao ở đó làm với giá 20k . Ở đây lấy ví dụ về bill Vietcombank. 1. Bill quá mờ nhạt, font chữ nhìn quá ảo; 2. Khung giờ nhỏ hơn bình thường; 3. Hình ảnh con đường đằng sau không nhìn thấy do bị mờ và còn bị lệch; 4. Giao diện bill quá xấu; 5. Bên kia làm 5 ngân hàng còn bên mình hỗ trợ 13 ngân hàng kể cả ví điện tử MOMO!; 6. Tỉ lệ bị phát hiện đối với bên làm rẻ kia là 100%”.

Sau khi đưa nội dung quảng cáo, trang này không quên đưa hình ảnh hai Bill giả để so sánh nhằm thu hút khách hàng.

Quang Anh

Back to top button
https://cadami.vn/thiet-ke-website.html | rongbachkim